Coliform trong nước thải là tập hợp của loài sinh vật có hại cho sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra một số bệnh như viêm gan, kiết lỵ… Nếu nồng độ coliform vượt quá giới sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Vậy tác hại cụ thể của coliform và cách xử lý trong nước thải sinh hoạt là gì, cùng Đông Á tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.
Coliform trong nước thải là gì?
Coliform trong nước thải là gì?
Coliform là loại vi khuẩn có trong tự nhiên, thuộc nhóm vi khuẩn gram âm kỵ khí, có hình que, không có bào tử. Chúng có thể di chuyển trong nước hoặc nằm bất động, có trong chất thải của con người và các loài động vật, trong đất, nước, thức ăn…
Chỉ số Coliform trong nước thải có thể chỉ ra sự hiện diện của các loài sinh vật gây bệnh và có hại. Những loại sinh vật này có thể là động vật nguyên sinh, vi khuẩn hay virus được coi là mầm bệnh. Một số loại điểm hình như vi khuẩn E. Coli là thủ phạm gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm như tiêu chảy, mất nước dẫn đến suy thận…
Coliform có trong nước thải được coi là chất chỉ thị chất lượng nước, được sử dụng như một xét nghiệm rộng rãi, đơn giản và mang tính kinh tế. Thay vì kiểm tra các loại mầm bệnh, sử dụng chỉ số xét nghiệm Coliform sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Việc kiểm tra độc lập các tác nhân gây bệnh thường chỉ thực hiện trong trường hợp dịch bệnh bùng phát qua đường nước.
Phương pháp xác định chỉ số Coliform trong nước thải
Coliform là 1 trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nên cần phải xử lý nếu vượt quá ngưỡng cho phép. Chỉ số Coliform là thang đo xác định hàm lượng Coliform tồn tại trong 1 đơn vị thể tích nước, chỉ số này phản ánh mức độ ô nhiễm.
Quy định chỉ số Coliform trong nước thải
Quy định chỉ số Coliform trong nước thải
Quy định chỉ số Coliform trong nước thải công nghiệp, nước thải chế biến thủy sản, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi của Bộ Tài nguyên Môi trường khác nhau. Cụ thể:
-
Chỉ số trong nước thải công nghiệp: Trong nước thải công nghiệp hàm lượng coliform được cho phép đối với nước thải loại A là 3.000 mg/l, đối với nước thải loại B là 5.000 mg/l (Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi Trường).
-
Chỉ số trong nước thải chế biến thủy sản: Trong nước thải chế biến thủy sản hàm lượng coliform được cho phép đối với nước thải loại A là 3.000 mg/l, đối với nước thải loại B là 5.000 mg/l (Quy chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi Trường).
-
Chỉ số trong nước thải sinh hoạt: Trong nước thải sinh hoạt hàm lượng coliform được cho phép đối với nước thải loại A là 3.000 mg/l, đối với nước thải loại B là 5.000 mg/l (Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi Trường).
-
Chỉ số trong nước thải chăn nuôi: Trong nước thải chăn nuôi hàm lượng coliform được cho phép đối với nước thải loại A là 3.000 mg/l, đối với nước thải loại B là 5.000 mg/l (Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi Trường).
Tần suất xác định Coliform trong nước thải
Để xác định chính xác Coliform trong nước cần thực hiện bởi các chuyên gia trong phòng thí nghiệm. Do đó người dân muốn xác định Coliform trong nước cần mang mẫu đi kiểm định tại các đơn vị được chỉ định kiểm nghiệm theo quy định.
Tần suất kiểm tra Coliform trong nước là:
-
Kiểm tra định kỳ hàm lượng coliform trong nước 6 tháng/lần.
-
Kiểm tra định kỳ hàm lượng chất hóa học trong nước 2 năm/lần.
-
Nếu màu sắc, mùi vị của nước có sự biến đổi khác thường cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Nguyên nhân xuất hiện Coliform trong nước
Nguyên nhân xuất hiện Coliform trong nước
Có 5 nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện vi khuẩn Coliform trong nước:
-
Không xử lý hoặc xử lý không đúng cách đối với chất thải công nghiệp, sinh hoạt hay phân động vật dẫn đến chất thải có chứa Coliform ngấm vào lòng đất, mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước.
-
Các nhà máy chưa xử lý hoặc xử lý chưa hết lượng vi khuẩn Coliform.
-
Vi khuẩn Coliform từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào đường ống dẫn nước tại vị trí bị vỡ, hỏng.
-
Nước sông suối, ao hồ, nước mưa chưa qua xử lý hoặc lọc triệt để
-
Dụng cụ đựng nước như bể, chum, vại... chứa nước nhưng không đậy kín khiến vi khuẩn Coliform xâm nhập vào trong nước.
-
Nguồn nước giếng khoan bị nhiễm Coliform nhưng chưa được lọc hay xử lý sạch.
Tác hại của Coliform với sức khỏe con người
Tác hại của Coliform với sức khỏe con người
Biểu hiện cơ thể người nhiễm Coliform thường không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác. Sau khi bị nhiễm Coliform, thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 3 - 4 ngày, sau đó người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ, tiêu chảy ngắt quãng, sốt…Nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh tiếp tục bị nhiễm khuẩn Coliform có thể dẫn đến nhiều tác hại khó lường.
Trong trường hợp, người bệnh có sức đề kháng tốt, không tiếp tục bị nhiễm Coliform, có thể có thể tự phục hồi sau khi bù nước điện giải sạch. Tuy nhiên nếu là người già, trẻ em có sức đề kháng yếu, bệnh tình có thể trở nên nghiêm trọng. Coliform tiếp tục nhiễm vào mắt, da, phổi, làm rối loạn tiêu hóa, tăng ure máu có tán huyết dẫn đến suy thận, gây ra các vấn đề về thần kinh…
Khi tình trạng bệnh tiếp tục không được cải thiện, thì tỷ lệ tử vong trong những trường hợp này khoảng 3 - 5%. Vì vậy chúng ta không được chủ quan, nên xác định và xử lý Coliform trong nước càng sớm càng tốt.
Cách xử lý coliform trong nước thải sinh hoạt như thế nào?
Hiện nay, có nhiều cách xử lý Coliform trong nước thải sinh hoạt, có thể sử dụng hóa chất Javel, Chlorine, ánh sáng tia cực tím (UV), ozone… Quá trình xử lý sẽ đảm bảo rằng rất các các vi khuẩn ô nhiễm bệnh đều bị mất hoạt tính. Lưu ý việc thực hiện xử lý Coliform cần có dụng cụ chuyên dụng và kiến thức chuyên môn để đảm bảo hiệu quả.
Cách xử lý coliform trong nước thải bằng khử trùng
Quá trình khử trùng tiến hành bằng cách đưa liên tục Javel hoặc Chlorine vào nước để loại bỏ vi khuẩn, cặn bẩn nhưng cũng bị tiêu thụ bởi các tạp chất khác như chất hữu cơ và sắt. Vì vậy việc đo lượng hóa chất phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm sự hiện diện của Coliform và tạp chất. Chúng ta cần lưu ý việc đưa hóa chất vào nước không nên để dư lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường hệ sinh thái.
Sử dụng tia cực tím
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ Coliform trong nước thải là sử dụng hệ thống tia cực tím UV. Nước thải chảy qua buồng chiếu xạ bởi lượng lớn bức xạ UV sẽ tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với nguồn cấp nước có tổng số vi khuẩn Coliform vượt quá 1.000 MPN/ 100ml. Ngoài ra, nước thải đưa vào xử lý phải loại bỏ cặn lơ lửng, chất hữu cơ để tia UV tiếp cận được vi khuẩn.
Phương pháp Ozone hóa
Nước thải sinh hoạt xử lý Coliform bằng phương pháp Ozone hóa là bơm Ozone vào trong nước để diệt vi khuẩn. Ưu điểm của phương pháp là xử lý được nhiều chất ô nhiễm như sắt, vi khuẩn, mangan nhưng tốn kém chi phí hơn 2 phương pháp khử trùng bằng hóa chất và tia cực tím.
Xử lý Coliform trong nước thải sinh hoạt là việc làm cần thiết để giảm thiểu khả năng vi khuẩn có hại gây bệnh cho con người và hệ sinh thái. Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Đông Á sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho việc xử lý Coliform hiệu quả hơn. Hãy theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về hóa chất nhé.